Cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc có màu hồng như bạn nghĩ?

Cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc sẽ như thế nào? Đây hẳn là sự tò mò của rất nhiều bạn trẻ đang nuôi dưỡng ước mơ đi du học Trung Quốc. Cuộc sống tại Trung Quốc của du học sinh không hẳn là “màu hường”, cũng không có quá nhiều sóng gió thử thách như trong suy nghĩ của nhiều người… Nhưng nó tuyệt đối sẽ là những trải nghiệm quý báu và đáng trân quý trong cuộc đời.

Cùng LINCA tìm hiểu xem các bạn du học sinh quốc tế khi đến với Trung Quốc sẽ trải qua những gì qua một vài những chia sẻ dưới đây nhé!

Trung Quốc có lối sinh hoạt gần gũi, khiến mình cảm thấy như đang ở nhà!

Là đất nước có vị trí địa lý nằm sát cạnh Việt Nam và sự tương đồng lớn trong cách sống, cách sinh hoạt hàng ngày, Trung Quốc giúp các bạn du học sinh không hề có cảm giác bỡ ngỡ hay xa cách.

Khi được LINCA hỏi về cảm giác khi đến với Trung Quốc trong thời gian đầu tiên, Hứa Minh – một bạn du học sinh năm 2 tại Huangshan University chia sẻ: “Mình là kiểu người khá dễ hòa nhập với môi trường mới nên từ khi mình đến Trung Quốc để học tập, mình cũng không gặp phải bất kỳ khó khăn gì về cuộc sống hay sinh hoạt cả. Vì Trung Quốc và Việt Nam cũng gần nhau nên mình thấy có rất nhiều điểm chung, môi trường sống cũng tương đối giống nhau. Giờ đã quen rồi nên nhiều khi bắt gặp những khung cảnh quen thuộc giống với nước mình ở ngoài đường, mình có cảm giác như đang ở nhà vậy!”

Hinh-anh-nhung-quan-hang-rong-quen-thuoc-nhu-tai-que-nha
Hình ảnh những quán hàng rong quen thuộc như tại quê nhà

Cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc tại ở ký túc xá của các trường khá đầy đủ và tiện nghi. Tất cả các căn phòng đều được trang bị gồm tivi, quạt, đèn và cung cấp điện nước. Mỗi phòng thường ở chung với khoảng 5 người và hầu hết đều được kết nối internet.

Ngoài ra, trường nào cũng có những khu vực thể thao hiện đại và rộng lớn, mỗi môn học đều có một phòng tập riêng. Buổi chiều thường là thời gian mọi người thích tận hưởng các hoạt động thể thao như bóng đá, cầu lông. Trường cũng khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động này và tất cả đều được cung cấp miễn phí.

Cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc trong 1 ngày sẽ như thế nào?

Buổi sáng

Một số trường đại học tại Trung Quốc thường tổ chức các hoạt động đặc biệt vào buổi sáng để khuyến khích sinh viên tham gia và bắt đầu ngày mới một cách tích cực. Điển hình như tại Đại học nổi tiếng Thanh Hoa, hoạt động phổ biến vào buổi sáng là đọc hiểu tác phẩm kinh điển trên thảm cỏ, bắt đầu từ khoảng 6 giờ 30 sáng. Sinh viên thường bước ra khỏi cửa với một cuốn sách trong tay và tận hưởng sự bình yên dưới ánh nắng sớm cùng tiếng đọc du dương của mọi người.

Tuy nhiên, cũng có các trường sắp xếp hoạt động chạy bộ vào buổi sáng. Sinh viên thường dậy sớm, từ khoảng 5 giờ 30 sáng, để tham gia vào hoạt động này trước khi trở về ký túc. Ngoài ra, buổi sáng cũng là thời điểm lý tưởng để tranh thủ học từ vựng và ngữ pháp.

Doc-sach-hay-choi-the-thao-la-cac-hoat-dong-de-cac-du-hoc-sinh-bat-dau-mot-ngay-moi-tai-cac-truong-dai-hoc-Trung-Quoc
Đọc sách hay chơi thể thao là các hoạt động để các du học sinh bắt đầu một ngày mới tại các trường đại học Trung Quốc

Nếu không có hoạt động đặc biệt nào được tổ chức, sinh viên thường dậy vào khoảng 6 giờ 30, tiến hành vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đồ đạc trước khi đến trường. Trên đường đến lớp học, họ thường ghé vào nhà ăn để ăn sáng và ôn tập bài cũ hoặc chuẩn bị cho bài học mới tại thư viện.

Tiết học đầu tiên của buổi sáng thường bắt đầu vào khoảng 8 giờ. Thời lượng của mỗi tiết học thường là 90 hoặc 100 phút, với một thời gian nghỉ ngơi giữa giờ từ 5 đến 10 phút.

Buổi trưa

Từ sau 12 giờ trưa là thời gian được dành để nghỉ ngơi. Sau khi rời khỏi lớp học, sinh viên thường đổ về các nhà ăn của trường để dùng bữa trưa, hoặc cũng có thể tự chuẩn bị đồ ăn nếu như bạn chưa ăn quen với đồ ăn Trung Quốc. Sau đó, họ có thể di chuyển về ký túc xá bằng xe đạp, xe điện của trường hoặc đi bộ, tùy thuộc vào khoảng cách và sở thích cá nhân.

Buổi trưa cũng là thời điểm lý tưởng để tụ tập và làm việc nhóm, trao đổi về các vấn đề liên quan đến học tập với bạn bè. Đây là cơ hội để họ học hỏi và chia sẻ kiến thức, cùng nhau giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học tập.

Buổi chiều

Buổi học buổi chiều của đa số sinh viên quốc tế tại Trung Quốc cũng như du học sinh thường bắt đầu vào lúc 2 giờ chiều. Nếu có lịch học, họ sẽ dành thời gian này trong lớp học. Nếu không có, họ sẽ ở trong phòng tự học để ôn tập và học bài.

Đến khoảng 6 giờ tối, khi các lớp học kết thúc cũng là thời điểm sinh viên thường có thời gian tự do để vận động hoặc tham gia vào các hoạt động của các câu lạc bộ trường. Lúc này là dịp các bạn du học sinh có cơ hội thư giãn sau một ngày học tập và cũng là dịp để gặp gỡ và giao lưu với bạn bè.

Mot-ngay-o-truong-cua-cac-ban-sinh-vien-se-ket-thuc-sau-6h-chieu-hoac-som-hon-neu-tiet-hoc-ket-thuc-som
Một ngày ở trường của các bạn sinh viên sẽ kết thúc sau 6h chiều hoặc sớm hơn nếu tiết học kết thúc sớm

Buổi tối

Tối về sau khi ăn cơm và tắm rửa, hoạt động phổ biến nhất của một du học sinh là dành thời gian cho việc học bài. Nếu không bận rộn với học tập, có rất nhiều hoạt động giải trí về đêm mà bạn  có thể tham gia. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm đi đến phố đi bộ để thưởng thức đồ ăn vặt, thăm chợ đêm để mua sắm quần áo, xem phim, hoặc khám phá các địa điểm thú vị trong thành phố.

Các trường đại học thường cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, đặc biệt là cho du học sinh, như các cuộc thi tài năng, đêm văn nghệ, ngày hội văn hóa, sự kiện đàn guitar cặp đôi hoặc chiếu phim ngoài trời. Điều này cung cấp cho sinh viên cơ hội để gặp gỡ, giao lưu với nhau và tận hưởng cuộc sống xã hội sau những giờ học căng thẳng.

Đồ ăn ngon, phong cảnh đẹp ở Trung Quốc đã đốn tim biết bao du học sinh

Trần Thị Linh (du học sinh Việt Nam năm nhất tại Nanjing University of the Arts) cùng vài người bạn kể rằng: “Lần đầu đi du học nên tụi mình đều lo rằng sẽ thiếu thốn rất nhiều nên đã mang sang rất nhiều đồ Việt Nam. Nhất là sợ mình ăn không hợp đồ Trung nên cũng mua đủ loại gia vị. Thế mà nấu ăn được 1 tuần thì bọn mình thấy vất vả quá, do cũng bận học nhiều. Đồ ăn ở đây khá tốt, có nhiều món giá rẻ lại ngon, nên bọn mình quyết định rủ nhau ăn tại canteen. Việc thích nghi với đồ ăn không quá khó khăn như mình nghĩ. Mình thấy người Trung Quốc ít ăn món luộc, chủ yếu là đồ chiên xào và dầu mỡ. Chắc vì vậy mà mình thấy bạn nào sang cũng tăng 2-3kg.”

Trung Quốc cũng rất nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng trên khắp thế giới. Trong hơn 2 năm qua, Minh Ánh (du học sinh Trung Quốc trường Đại học Thượng Hải) đã đi qua và khám phá được rất nhiều những cảnh đẹp và những thành phố khác như Bắc Kinh, Chiết Giang, Tô Châu, Quảng Châu, Hàng Châu,…

Trung-Quoc-rong-lon-voi-vo-van-canh-quan-dep-den-nao-long
Trung Quốc rộng lớn với vô vàn cảnh quan đẹp đến nao lòng!

Vừa rồi Minh Ánh đã có cơ hội đến với Nội Mông Cổ: “Chắc chắn mình sẽ khám phá thêm nhiều địa điểm nữa. Khi du học tại Trung Quốc, bạn sẽ có những ngày nghỉ ngơi thư giãn để bù đắp những khoảng thời gian học tập căng thẳng nên mình nghĩ các bạn du học sinh hãy đi và trải nghiệm.”

Một bạn du học sinh khác tại Quế Lâm cũng chia sẻ  trên trang cá nhân về cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc với niềm yêu thích đối với cảnh sắc thiên nhiên nước bạn: “Mình rất yêu Quế Lâm, thời tiết thật dễ chịu, lúc nào cũng có cảm giác của mùa thu. Nơi mà không khí trong lành đến mức mình không cần phải đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Nơi mà khu công viên to đến mức đến một ngày mới hết. Nơi mà sông núi hòa vào nhau thật đặc biệt, có dòng sông Lệ Giang nổi tiếng chảy vắt qua. Và cũng là nơi con người sống thân thiện, tình cảm như người một nhà…”.

Hành trình khám phá văn hóa – con người tại đất nước Trung Hoa

Đến Trung Quốc du học mới thấy, phong cách ăn mặc của mỗi nước nhìn vào rất khác xa nhau. Ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các thành phố lớn, phong cách thời trang của các bạn gái thường là mặc váy và mang tất, ngay cả khi là mùa đông.

Ngược lại, các bạn du học sinh đến từ Thái Lan và Campuchia lại ưa chuộng phong cách rườm rà và nhiều màu sắc trong trang phục. Còn du học sinh Việt Nam thì đa số thường mặc quần jean, mang phong cách đơn giản và thoải mái.

Cac-sinh-vien-Trung-Quoc-co-style-an-mac-rat-chat
Các sinh viên Trung Quốc có style ăn mặc rất chất

Người Trung Quốc có tính cách thân thiện, hiếu khách và truyền thống. Họ thường giữ mối quan hệ gia đình và bạn bè mật thiết và trân trọng. Giao tiếp với họ là cơ hội để hiểu sâu hơn về tư duy và cách sống của người dân địa phương. Đặc biệt, họ cũng rất quý mến và thân thiện với các bạn sinh viên quốc tế đến với Trung Quốc học tập.

Một bạn du học sinh của LINCA từng kể lại rằng: “Có lần đi mình và bạn rủ nhau đi chơi nhưng không biết đường, hỏi ai cũng giúp cực nhiệt tình. Nhất là 2 anh chị bán đồ ăn ở khu phố cổ Jinli, chỉ đường xong cho 2 chúng mình mà sợ 2 đứa không tìm được nên anh ấy ghi cho hẳn mẩu giấy.

Thấy anh chị tốt bụng và nhiệt tình quá nên mình mua bánh ủng hộ. Bánh 6 tệ 1 chiếc, có hơi đắt nhưng bù lại khá ngon mà mình quên không hỏi tên. Lần sau nếu có cơ hội nhất định phải ghé ủng hộ anh chị. Hệ thống xe bus bên này cũng rất tiện, mình chẳng cần ai dẫn cũng có thể tự leo lên và đi. Trong khi ở Hà Nội quen nhưng bị lạc đường đến vài lần cũng là chuyện bình thường.”

Chi phí du học bình dân, thấp hơn 70% chi phí du học tại các nước Châu Âu

Học phí ở Trung Quốc thường được coi là tương đối rẻ so với các nước du học khác, với mức trung bình khoảng 2.000 USD mỗi năm. Đặc biệt, nếu bạn chọn các trường ở phía Bắc như Bắc Kinh, mức phí có thể cao hơn một chút nhưng lại bạn có thể nghe giọng chuẩn mỗi ngày và luyện tập trình độ phát âm, giao tiếp như người bản xứ .

Ngoài học phí, chi phí sinh hoạt ở Trung Quốc cũng tương đương với mức sống ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội. Cuộc sống ở đây khá thoải mái và không đắt đỏ nhiều. Mọi thứ cần thiết như thực phẩm, đồ dùng cá nhân có thể mua được một cách dễ dàng. Hầu hết các loại thực phẩm thiết yếu ở đây đều tương đương và khá giống với ở Việt Nam, giúp việc mua sắm trở nên thuận tiện và nhanh chóng.

Chi-phi-du-hoc-Trung-Quoc-khong-qua-cao-giup-cac-ban-du-hoc-sinh-giam-bot-hon-noi-lo-ve-tai-chinh
Chi phí du học Trung Quốc không quá cao giúp các bạn du học sinh giảm bớt hơn nỗi lo về tài chính

Môi trường học tập chất lượng, lại rèn luyện được hàng tá kỹ năng phong phú

“Trước khi đi du học, mình đã dành rất nhiều thời gian để lựa chọn và suy nghĩ. Cuối cùng, dưới sự hỗ trợ đắc lực của LINCA, mình đã xin học bổng thành công vào trường Đại học Thượng Hải.

Điểm nổi bật nhất của trường mình nghĩ là cơ sở vật chất hiện đại. Trường với 64 ngành đào tạo cử nhân thuộc 9 lĩnh vực khác nhau, có tổng cộng 36 ngành đào tạo tiến sĩ, 28 viện và khoa chuyên ngành, 26 đơn vị trực thuộc, và 12 bệnh viện, cùng với rất nhiều các phòng thí nghiệm khoa học tiên tiến. Thầy cô giảng dạy tại trường thật sự có tâm và có tầm. Trường mình cũng rất quan tâm đầu tư các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu.

Đến giờ, mình vẫn cảm thấy rất biết ơn LINCA vì đã đồng hành cùng mình, giúp mình chọn được đúng ngôi trường phù hợp. Cộng động du học sinh Việt Nam tại Đại học Giao thông Thượng Hải rất đông, mọi người đều vui vẻ và hòa đồng. Vì vậy mà mình cũng vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà. Nếu các bạn chưa lựa chọn được ngôi trường nào thì mình nghĩ Giao thông Thượng Hải là sự lựa chọn tốt đó!” (Khánh Huyền – du học sinh tại Đại học Giao thông Thượng Hải).

Những khó khăn các bạn du học sinh thường gặp phải là gì?

Hệ thống mạng ở Trung Quốc rất “nội bộ”, nghĩa là khi chúng ta sống trong một thành phố như Nam Ninh thì việc gọi điện thoại trong phạm vi vùng này là miễn phí. Tuy nhiên việc nạp card cũng tương tự Việt Nam, khác ở chỗ chia làm 2 loại là nạp quốc tế và nạp nội địa. Mạng internet tại Trung Quốc sẽ rất là chậm và truy cập khó khăn nếu muốn truy cập vào các trang web ở Việt Nam nhưng vào các trang web trong nước thì rất nhanh chóng.

Kho-khan-nao-khien-ban-cam-thay-kho-vuot-qua-nhat-khi-du-hoc-Trung-Quoc
Khó khăn nào khiến bạn cảm thấy khó vượt qua nhất khi du học Trung Quốc?

“Trong thời gian mới sang, cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc của mình thường gặp phải nhiều khó khăn. Ban đầu, việc thích nghi với văn hóa và ngôn ngữ mới là một thử thách lớn. Mình cảm thấy mình không hiểu được người dân địa phương nói gì và cảm thấy lạc lõng trong một môi trường mới. Hơn nữa, hệ thống giáo dục và cách tiếp cận học tập có thể khác biệt so với Việt Nam, làm cho mình cảm thấy bối rối và áp lực.

Vấn đề tài chính cũng là một trong những điều làm mình đau đầu. Chi phí du học, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày thường tăng cao, mình phải tìm cách quản lý tài chính một cách khôn ngoan. Cảm giác cô đơn và xa lạ cũng thường xuyên ám ảnh mình, khi mình phải sống xa gia đình và bạn bè thân thiết.” Đó là những khó khăn ban đầu của cô bạn Kim Ngân (du học sinh Hunan University) đã gặp phải. Và chắc hẳn, đó cũng là những cảm nhận chung của tất cả các bạn du học sinh quốc tế khi xa nhà đến một đất nước mới để học tập.

Kết luận

Tuy cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc có nhiều trở ngại như vậy nhưng đồng thời cũng là một cơ hội để chúng ta rèn luyện sự kiên cường và độc lập, biết quản lý bản thân và không ngừng cố gắng vươn lên. Du học Trung Quốc đâu chỉ có khó khăn, nó mang đến cho các bạn rất nhiều cơ hội quý báu để học tập và rèn luyện và tri thức, giúp khai phá những giới hạn không ngờ của bản thân… phải không nào?

Hy vọng rằng qua một vài lời chia sẻ dưới góc nhìn của các bạn du học sinh LINCA về cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc, các bạn đã có thể phần nào hình dung được cuộc sống du học tại nước bạn và có những định hướng vững chắc cho bản thân. Nếu bạn vẫn đang còn băn khoăn hay thắc mắc gì về du học Trung Quốc, hãy liên hệ với LINCA để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nhé!

Bài viết nên xem

Bài viết liên quan

Tận hưởng hành trình du học Trung Quốc: Điều kiện, học bổng, ngành học

Du học Trung Quốc đáng để đi, đáng để sống nhất khi nhắc đến một...

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận